SUPEPHOTPHAT KÉP LÀ GÌ? CÔNG THỨC CẤU TẠO

Supephotphat kép là một loại Super lân được dùng nhiều trong nông nghiệp. Vậy Supephotphat kép là gì? Công thức cấu tạo và cách điều chế như thế nào? Hóa Chất Hải Đăng sẽ giải đáp chi tiết dưới đây, các bạn hãy cùng khám phá.

1. Supephotphat kép là gì?

Supephotphat kép là phân lân có hàm lượng photpho chiếm 36%, tỷ lệ này cao gấp đôi so với loại Supephotphat đơn. Loại phân này chứa hàm lượng lân ở mức trung bình.

Ca(H2PO4)2 là công thức của Supephotphat kép. Với hàm lượng P2O5 cao nên phân lân này không có sản phẩm phụ. Vì thế việc vận chuyển thuận tiện và đỡ tốn kém hơn.

supephotphat-kep-1
Supephotphat kép là phân lân không có sản phẩm phụ

 

Tính chất điển hình của Supephotphat kép

  • Công thức phân tử: CaH4P2O8
  • Tên gọi khác: Acid Calcium Phosphate
  • Ký hiệu: DSP
  • Khối lượng riêng: 2.220 g/cm3
  • Độ hòa tan: Tan trong Axit nitric, HCl

2. Điều chế Supephotphat kép

Để điều chế Supephotphat kép cần trải qua hai giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Tiến hành điều chế Axit Photphoric

Phương trình phản ứng: Ca3(PO4)2 + 3H2PO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4

  • Giai đoạn 2: Tạo phản ứng giữa Axit Photphoric với Apatit hoặc Photphorit

Phương trình phản ứng: Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2

Trải qua hai công đoạn nên quá trình điều chế Supephotphat kép lâu và khá tốn kém. Thế nhưng, loại phân này không có sản phẩm phụ nên mang đến hiệu quả sử dụng tối ưu.

3. Vai trò của Supephotphat kép

Supephotphat kép được ứng dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp với những vai trò vô cùng quan trọng. Bao gồm:

3.1. Thúc đẩy cây phát triển tốt

Supephotphat kép có thành phần chính là Photpho. Đây là thành phần quan trọng và thiết yếu cho sự sinh trưởng, phát triển của thực vật. Khi cây hấp thu đủ lượng Photpho sẽ xảy ra quá trình trao đổi năng lượng trong tế bào.

supephotphat-kep-2
Supephotphat kép thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển tốt

3.2. Tăng năng suất cho cây trồng

Kết hợp Photpho trong Supephotphat kép với các nguyên tố vi lượng khác sẽ mang đến hiệu quả hình thành nhiều bầu noãn, duy trì màu sắc của cây. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất cho cây trồng.

3.3. Bảo vệ cây trước trước mọi điều kiện thời tiết

Supephotphat kép có liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển và tích lũy đường, tinh bột về các bộ phận của cây. Nhờ đó, giúp cây có thể chống chọi được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như chống nóng, chống lạnh.

4. Hướng dẫn cách sử dụng phân Supephotphat kép

Supephotphat kép mang đến nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng loại phân lân này hiệu quả, tiết kiệm:

4.1. Dựa theo theo thành phần cơ giới của đất để bón phân

Tùy theo thành phần cơ giới của đất mà cần chú ý bón phân để cây dễ hấp thụ. Ví dụ: Nên bón phân theo hàng đối với đất thịt để tránh thất thoát, lãng phí.

4.2. Dựa vào đặc điểm cây trồng để bón phân

Sử dụng phân lân theo đặc điểm cây trồng là rất cần thiết. Đối với những cây trồng sinh trưởng trên cạn thì nên đào hốc. Trường hợp cây sống dưới nước như lúa thì có thể rắc trực tiếp xuống bề mặt để cây được hấp thụ tối ưu.

supephotphat-kep-3
Cần bón phân lân đúng cách để cây hấp thụ tốt nhất

4.3. Bón phân theo loại đất

Dựa vào loại đất của cây trồng như đất kiềm trung tính hay đất chua… Ví dụ là đất nghèo Mg, đất nhẹ và đang có dấu hiệu bị bạc màu thì có thể sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng sử dụng để mang đến hiệu quả như mong muốn.

4.4. Nên kết hợp với phân chuồng

Kết hợp với phân chuồng sẽ nâng cao hiệu quả của Supephotphat kép. Trong đó, cần sử dụng theo tỷ lệ 2% phân lân với phân chuồng. Khi đó, hãy chú ý đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây để điều chỉnh tỷ lệ bón phân cho phù hợp.

5. Lưu ý khi sử dụng Supephotphat kép

Khi sử dụng Supephotphat kép, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Bón thừa phân lân rất dễ xảy ra tình trạng thiếu nguyên tố vi lượng khác. Do đó, cần sử dụng với liều lượng khuyến cáo. Có thể kết hợp với một số phân bón khác để hỗ trợ cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
  • Có thể ủ phân lân cùng với phân chuồng trước khi bón cho cây trồng. Khi bón phân, không được rải trực tiếp lên nền đất khô. Cần đảm bảo đất có độ ẩm nhất định hoặc trộn vào với đất bên cạnh cây trồng.
  • supephotphat-kep-4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo