Sodium Selenite tồn tại dưới dạng bột tinh thể hay tinh thể màu trắng, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chăn nuôi. Vậy Sodium Selenite là gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.
1. Sodium Selenite là gì?
Sodium Selenite là chất rắn màu trắng, tồn tại dưới dạng muối hoặc tinh thể. Hợp chất vô cơ này còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Natri Selenit, Selenious Acid Disodium Salt… Đây là hợp chất Seneni tan trong nước thường gặp nhất trên thị trường.
Công thức hóa học của Sodium Selenite là Na2SeO3 và dưới dạng ngậm nước là Na2SeO3.(H2O)5. Trong thành phần của chúng chứa nguyên tố vi lượng Selen, có vai trò quan trọng với sự kìm hãm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
2. Tính chất của Sodium Selenite
2.1. Tính chất vật lý
Natri Selenit đậm đặc hơn nước và có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm nhẹ với độ hòa tan 850g/l. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chúng tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng.
Khi đun nóng ở 400C, Na2SeO3 sẽ chuyển sang dạng khan. Natri Selenit có điểm nóng chảy là 3200C, không tan trong rượu ở bất kỳ điều kiện nào.
2.2. Tính chất hóa học
Natri Selenit thuộc nhóm muối Natri vô cơ và muối Selen. Chúng sở hữu một số tính chất đặc trưng của nhóm này. Bao gồm:
- Ở nhiệt độ 60C, Natri Selenit biến đổi trạng thái từ đơn tà sang lục giác.
- Khi đun nóng, chúng bị phân hủy với sản phẩm tạo thành là SeO2 và Na2O. Cuối cùng, Se và O2 khi SeO2 tiếp tục bị phân hủy.
- Natri Selenit và Natri Sulfit có quan hệ thân thuộc với nhau. Trong công thức cấu tạo của Natri Selenit, Na2SeO3 có dianion SeO32-. Sau khi anion này bị oxi hóa sẽ thu được sản phẩm Na2SeO4 (Natri Selenat).
3. Điều chế, sản xuất Natri Selenit
Natri Selenit được điều chế theo hai cách:
Cách 1
Cho SeO2 phản ứng với dung dịch kiềm NaOH. Phương trình phản ứng:
SeO2 + 2NaOH → Na2SeO3 + H2O
Cách 2
Điều chế Na2SeO3 trong công nghiệp bằng hai nguyên liệu chính là Selen Axit và Natri Hydroxit ở điều kiện nhiệt độ 600C – 1000C. Phương trình phản ứng:
H2SeO3 + 2NaOH → Na2SeO3 + 2H2O
4. Ứng dụng của Sodium Selenite
Sodium Selenite được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Ngành y học, chăn nuôi, nông nghiệp… Cụ thể:
4.1. Ứng dụng của Sodium Selenite trong y học
Natri Selenit là nguyên liệu chính sản xuất một số loại thuốc chữa bệnh dành cho trẻ em. Điển hình là bệnh liên quan đến thiếu nguyên tố vi lượng Selen.
4.2. Ứng dụng trong chăn nuôi
Sodium Selenite được thêm vào thức ăn chăn nuôi. Mục đích là để bổ sung vi lượng Se, giúp cho quá trình hấp thu vitamin ở vật nuôi được hiệu quả hơn. Đồng thời, nguyên liệu này còn giúp tăng cường sức đề kháng và chống chọi với bệnh tật của vật nuôi.
4.3. Ứng dụng trong nông nghiệp
Na2SeO3 được thêm vào trong thành phần của phân bón. Việc bổ sung hàm lượng Se cần thiết này sẽ giúp cây dễ hấp thu dinh dưỡng và cho trái nhiều hơn.
4.4. Các ứng dụng khác
Ngoài những ứng dụng quan trọng kể trên, Sodium Selenite còn được biết đến với nhiều vai trò khác nhau. Điển hình như:
- Natri Selenit dùng trong quá trình sản xuất thủy tinh với vai trò loại bỏ tạp chất sắt. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong ngành gốm sứ.
- Na2SeO3 là nguyên liệu để sản xuất Hexameta Phosphate.
- Sử dụng Sodium Selenite để mạ điện, xử lý nước nồi hơi, làm chất tẩy rửa…
5. Bảo quản Sodium Selenite
Sodium Selenite có thể biến tính nếu không bảo quản đúng cách theo hướng dẫn dưới đây:
- Hãy để hợp chất vô cơ Natri Selenit ở nơi cao ráo, khô thoáng. Tránh đặt ở nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời và môi trường ẩm ướt.
- Trong trường hợp mở bao bì có chứa Na2SeO3 nhưng không sử dụng hết cần đậy kín để tránh tiếp xúc với không khí.
- Để hóa chất xa tầm tay của trẻ em để tránh những nguy hiểm không mong muốn.
- Chú ý đến điều kiện cháy nổ trong khu vực bảo quản hóa chất. Mặc dù Sodium Selenite khó cháy nhưng nếu bị đun nóng, chúng rất dễ sinh ra khói độc, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
6. Lưu ý khi sử dụng
– Trước khi xả ra môi trường cần xử lý kỹ lưỡng
Thùng chứa Sodium Selenite thường được dán nhãn bên ngoài là nguy hại với môi trường và nguy hiểm với sức khỏe con người. Đây là chất thải nguy hiểm nên cần được xử lý cẩn thận trước khi xả thải ra môi trường.
– Sử dụng bảo hộ đầy đủ
Với nguy hiểm tiềm ẩn nên khi tiếp xúc với loại hóa chất này, hãy sử dụng bảo hộ đầy đủ. Việc trang bị găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ… sẽ giúp người làm việc với Natri Selenit được an toàn.
– Biết cách xử lý khi gặp sự cố
Tránh để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da. Trường hợp không may dính vào người, hãy xử lý đúng cách. Cụ thể:
- Nếu bắn vào mắt, cần rửa với nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
- Nếu nuốt phải, hãy gây nôn và súc miệng nhiều lần. Sau đó, không tự ý xử lý tại nhà mà cần đến cơ sở y tế ngay.
Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Sodium Selenite. Nếu cần tư vấn nhiều hơn về loại hóa chất này, các bạn hãy liên hệ với Hóa Chất Hải Đăng theo số hotline 0934564401 – 0934561220 để được giải đáp.